Ông Bùi Văn Lương đang hoàn thiện một cái trống để bàn giao cho khách hàng - Ảnh: LÊ MINH
Những ngày này tại làng trống Bắc Thai (xã Thạch Hội, TP Hà Tĩnh) luôn vang lên tiếng máy cưa, tiếng đục đẽo, tiếng thử trống… làm cho không khí làng quê trở nên náo nhiệt.
Trăm năm làng nghề làm trốngLàng trống Bắc Thai đã có tuổi đời hơn trăm năm, đây cũng là làng trống duy nhất ở Hà Tĩnh chuyên sản xuất số lượng lớn trống xuất ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trong làng Bắc Thai có rất nhiều dòng họ nhưng chỉ người ở dòng họ Bùi theo nghề làm trống.
Theo các cụ cao niên làng Bắc Thai kể lại, hơn trăm năm về trước có một người đàn ông họ Bùi mang theo nghề làm trống từ Thanh Hóa vào làng Bắc Thai lập nghiệp.
Qua thời gian, con cháu họ Bùi được truyền nghề làm trống làm kế sinh nhai và phát triển như ngày nay. Trong làng hiện có hơn 20 hộ gia đình chuyên nghề làm trống và kinh tế đều khá giả.
Ông Bùi Văn Lương (68 tuổi, ngụ thôn Bắc Thai) là một trong hai người lớn tuổi nhất trong làng hiện đang theo nghề làm trống, cho biết từ nhỏ ông đã phụ gia đình làm trống, lớn lên ông đi làm công nhân cơ khí một thời gian rồi quay về nối nghiệp cha ông.
Đến nay, ông đã có 40 năm hành nghề làm trống, tự tay làm hàng trăm cái trống bán ra thị trường.
Theo ông Lương, làng trống làm việc quanh năm, Đăng ký Go88 nhưng những dịp rằm tháng giêng, 777PNL app rằm tháng bảy và Tết là sôi động nhất bởi nhu cầu thị trường lớn để phục vụ các lễ hội,go88 các dòng họ dùng vào việc tế lễ.
Mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông Lương vẫn giữ nghề làm trống của cha ông truyền lại - Ảnh: LÊ MINH
Nghề làm trống có nhiều công đoạn, nhưng quan trọng nhất là công đoạn chọn gỗ, xẻ gỗ ghép chang, phơi da bò và bưng trống. Gỗ làm trống phải là loại gỗ mít, không bị mối mọt, do thị trường trong tỉnh ngày càng khan hiếm nên người dân phải đi đến các tỉnh lân cận tìm mua.
“Để làm xong một cái trống lớn phải trải qua nhiều công đoạn, nên một mình tôi phải mất 10 ngày mới hoàn thành.
Trống bán ra thị trường có giá khoảng 10 triệu đồng, trong đó tiền mua gỗ, da bò và chi phí khác hết khoảng 5-6 triệu đồng. Nghề làm trống nếu có tay nghề cao, kiên trì thì thu nhập cũng khá ổn định” - ông Lương nói thêm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Bình (42 tuổi, ngụ thôn Bắc Thai) là một trong số những hộ sản xuất trống khá lớn ở làng Bắc Thai, khi mỗi tháng gia đình chị sản xuất khoảng 20-30 trống.
Mỗi năm gia đình chị có thu nhập từ nghề làm trống khoảng 200 triệu đồng. Ngoài làm trống, gia đình còn nhận sửa chữa trống hư hỏng.
Gia đình Nguyễn Thị Bình là một trong số hộ dân làm trống số lượng lớn tại thôn Bắc Thai - Ảnh: LÊ MINH
Trăn trở tìm thị trường lớnChị Nguyễn Thị Bình cho biết mặc dù làng trống Bắc Thai khá nổi tiếng, trống đã xuất bán cho thị trường trong và ngoài tỉnh nhưng từ trước tới nay gia đình chị cũng như người dân ở đây chủ yếu tự tìm mối, thị trường.
“Chúng tôi tự tìm kiếm các đơn hàng rồi về sản xuất trống, hoặc nếu không có đơn hàng thì làm trống xong gửi đến một số đại lý trong tỉnh nhờ tiêu thụ. Việc này rất bị động, khó quảng bá và tìm kiếm các đơn hàng ở các tỉnh thành khác” - chị Bình tâm sự.
Trong khi đó, ông Bùi Văn Lương chia sẻ rằng bản thân ông vẫn có thể sản xuất được số lượng trống bán nhiều gấp hai lần hiện nay nếu có thị trường tiêu thụ. Do đầu ra còn khó khăn, chủ yếu khi có ai đó đặt hàng thì mới sản xuất nên ông chỉ làm cầm chừng.
Gỗ và da bò được phơi nắng trước khi bước vào công đoạn bưng trống - Ảnh: LÊ MINH
Ông Phan Hữu Duẩn - phó chủ tịch UBND xã Thạch Hội - cho biết làng nghề trống Bắc Thai có khoảng 25 hộ dân, chủ yếu là anh em, cha con, họ hàng trong dòng họ Bùi theo nghề làm trống. Trong đó những gia đình sản xuất lớn là Bùi Đăng, Bùi Cát, Bùi Nghiêm, Bùi Căn... Mỗi năm doanh thu từ làng nghề làm trống Bắc Thai khoảng 4-5 tỉ đồng.