• Trang Chủ
  • Đăng ký Go88
  • Go 88 nét
  • Hit Club go88
  • Go 88 nét

    Tinh gọn bộ máy cần lưu ý các đặc thù của TP.HCM

    Cập Nhật:2024-12-29 15:10    Lượt Xem:153

    Tinh gọn bộ máy cần lưu ý các đặc thù của TP.HCM

    Go 88 nét

    TP.HCM: Tinh gọn bộ máy đi kèm chính sách tái đào tạo, khuyến khích nghỉ hưu  sớm  - Ảnh 1.

    Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

    Sáng 27-12, Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện nhân dân về việc thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị TP.HCM".

    Cần quan tâm đến đặc thù của một siêu đô thị như TP.HCM

    PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng việc tinh gọn bộ máy hành chính là cần thiết và cấp bách. Có ba vấn đề lớn trong việc tổ chức lại bộ máy hành chính của TP.HCM. Thứ nhất là câu hỏi về tính hợp lý và phù hợp của bộ máy hiện tại. 

    Ông nhấn mạnh: "Trong quá trình phát triển, chúng ta thành lập các cơ quan này, cơ quan kia, nhưng khi nhìn lại tổng thể thì bộ máy đó đã hợp lý chưa?". 

    Thứ hai là vấn đề về tỉ lệ công chức, viên chức với dân số thành phố. TP.HCM có khoảng 130.000 công chức và viên chức, một con số không cao so với một số nước, nhưng hiệu quả công việc thì chưa đạt như mong muốn.

    Thứ ba là về chuyển đổi số trong bộ máy hành chính. Dù TP.HCM đã đạt được một số tiến bộ trong lĩnh vực này, tuy nhiên quy trình chuyển đổi số vẫn còn chậm và nhiều quy trình vẫn phụ thuộc vào thủ công.

    Tinh gọn bộ máy: TP.HCM cần chính sách tái đào tạo cán bộ cho nhà nước lẫn tư nhân - Ảnh 2.Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM tập trung giám sát việc tinh gọn bộ máyĐỌC NGAY

    Theo ông Bình, TP.HCM đang phải đối diện với ba nghị quyết quan trọng để triển khai sắp xếp bộ máy, đó là nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy, nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP.HCM và nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị. Do đó việc sắp xếp lại bộ máy phải được thực hiện một cách mượt mà, tránh sự gián đoạn, phải tuân thủ nguyên tắc của 3 nghị quyết trên.

    “Giữ nguyên, sáp nhập hay dừng lại thì cần phải quan tâm đến đặc thù của một siêu đô thị rất đặc biệt như TP.HCM,Kasih JP Slot ví dụ như về quản lý an toàn thực phẩm, F 777 casino quy hoạch đô thị, Lucky Rp Terbaru kiến trúc và bảo tồn di sản”, ông Bình nói.

    Đề cập đến vấn đề tinh giản biên chế, ông Bình cho rằng TP.HCM có thể thực hiện giảm biên chế ở mức 10-15%, nhưng điều này phải được tính toán kỹ lưỡng, không làm gián đoạn công việc.

    Tinh gọn bộ máy cần lưu ý các đặc thù của TP.HCM - Ảnh 3.

    PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: CẨM NƯƠNG

    Thận trọng để tránh gây ra xáo trộn

    Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Thiện Trí, Đại học Luật TP.HCM, cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy là một yêu cầu tất yếu đối với mọi nhà nước muốn phát triển. Tuy nhiên thời gian qua dù đã có một số cơ chế đặc biệt, TP.HCM vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Như việc trung ương đã cho TP.HCM cơ hội lớn để xây dựng chính quyền đô thị, nhưng thực tế trong bất cứ việc gì, TP đều phải có sự phê chuẩn từ trung ương.

    Hay như nghị quyết 98 “sáng sủa” hơn so với các địa phương khác, nhưng muốn thực hiện được nghị quyết đó không dễ dàng. Và nó chỉ là một phần rất nhỏ trong hành trình xây dựng chính quyền đô thị.

    Bí thư Nguyễn Văn Nên: Chính sách cho nhân sự tinh gọn phải hợp lý, hài hòa, thấu đáoSở Nội vụ TP.HCM thông tin cụ thể tiến độ sắp xếp, tinh gọn bộ máyChủ tịch Quốc hội ký nghị quyết về nhân sự, chuẩn bị tinh gọn bộ máy

    Cũng theo bà Trí, trong quá trình cải cách bộ máy, việc giảm biên chế phải được thực hiện một cách thận trọng để tránh gây ra xáo trộn, cần phải tìm cách xã hội hóa một phần công việc để nhà nước không phải đảm nhiệm tất cả.

    Còn ông Trần Anh Tuấn, đại biểu Quốc hội TP.HCM, trưởng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, cho rằng cải cách bộ máy không chỉ là việc giảm số lượng đơn vị, mà còn phải tối ưu hóa quy trình, thủ tục hành chính để giảm bớt sự phức tạp, giúp việc phục vụ người dân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

    Ông chỉ ra một vấn đề đáng chú ý là tỉ lệ chi ngân sách cho các sự nghiệp, chi thường xuyên đang chiếm đến 60-70% tổng ngân sách của TP.HCM. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chi cho đầu tư phát triển.

    Về mặt cơ chế, ông Trần Anh Tuấn đề xuất việc sử dụng cơ chế linh hoạt trong quá trình sắp xếp. Thành phố cũng cần có một lộ trình giảm đội ngũ quản lý cấp trung gian trong vòng ba đến năm năm, phải áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý để nâng cao hiệu quả công tác điều hành.

    Sắp xếp gắn liền đổi mới phương thức lãnh đạo

    Phát biểu kết luận PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng việc sắp xếp bộ máy chính trị TP.HCM phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, Nhà nước nhưng đồng thời, phù hợp với đặc thù của TP.HCM.

    Về các giải pháp cụ thể, cần phải đánh giá thực trạng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan để làm cơ sở cho việc cắt giảm, phát triển các đơn vị khác. Bên cạnh đó việc tinh giản bộ máy phải kết hợp với việc phát triển văn hóa tổ chức và các chính sách hỗ trợ, đào tạo lại nhân lực. Nâng cao chất lượng thể chế, pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TP.HCM.